The Thao

Hôm qua (15.12), tại ĐH Quốc gia Hà Nội đã diễ hoa dành dành

【hoa dành dành】Lo ngại 'chảy máu' chất xám nguồn lực khoa học

Hôm qua (15.12),ạichảymáuchấtxámnguồnlựckhoahọhoa dành dành tại ĐH Quốc gia Hà Nội đã diễn ra Hội nghị khoa học thường niên năm 2023. Tại hội nghị, các đại biểu từ Viện Hàn lâm KH-CN VN, Viện Hàn lâm khoa học xã hội VN, ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM và Bộ KH-CN đã trao đổi, thảo luận về các giải pháp, đồng thời góp ý cho việc hoàn thiện pháp luật về KH-CN và đổi mới sáng tạo.

Lo ngại 'chảy máu' chất xám nguồn lực khoa học - công nghệ  - Ảnh 1.

GS Vũ Minh Giang (Hội đồng Khoa học, ĐH Quốc gia Hà Nội) phát biểu tại hội thảo

MINH TUẤN

KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUY ĐỊNH VỀ ĐẦU TƯ, TÀI CHÍNH

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Thứ trưởng Bộ KH-CN, cho rằng để triển khai chiến lược phát triển KH-CN và đổi mới sáng tạo đến năm 2030, 2 viện hàn lâm cần tập trung xây dựng để trở thành nền tảng, trụ cột của nền KH-CN VN, chú trọng phát triển một số tổ chức KH-CN và lĩnh vực đạt trình độ khu vực và thế giới như toán học, vật lý, hóa học, khoa học sự sống, khoa học trái đất và khoa học biển... Còn 2 đại học quốc gia thì có trách nhiệm đầu tàu trong hệ thống giáo dục đại học, đạt trình độ tiên tiến, thuộc nhóm đầu châu Á, hỗ trợ hệ thống các trường đại học trong cả nước để đại học thực sự trở thành các trung tâm nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, là nguồn cung tri thức cho các hoạt động KH-CN và đổi mới sáng tạo.

Ông Nguyễn Nam Hải, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ KH-CN), chia sẻ một số đề nghị xây dựng luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật KH-CN nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, hoàn thiện hành lang pháp lý, đồng thời giải quyết các bất cập trong thực tiễn thi hành luật KH-CN.

Theo đó, một trong những nhóm nội dung được kiến nghị sửa đổi, bổ sung là những quy định về đầu tư, tài chính phục vụ phát triển KH-CN và đổi mới sáng tạo như sửa đổi quy định về chi cho KH-CN trung bình trong giai đoạn 5 năm không thấp hơn 2% trở lên trong tổng chi ngân sách nhà nước; sẽ hoàn thiện các quy định về cấp, sử dụng, quản lý kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH-CN sử dụng ngân sách nhà nước. Việc cấp kinh phí sẽ phải kịp thời, phù hợp với tiến độ đặt hàng và phê duyệt nhiệm vụ KH-CN của cơ quan quản lý nhà nước về KH-CN. Bộ KH-CN cũng dự kiến đề xuất đưa vào luật bổ sung quy định về bố trí kinh phí dự phòng để kịp thời triển khai nhiệm vụ KH-CN trong tình huống đột xuất, khẩn cấp, cấp thiết.

LO SUY GIẢM NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO

Theo PGS Trần Tuấn Anh, Phó chủ tịch Viện Hàn lâm KH-CN VN, một trong những thách thức hiện nay trong phát triển nguồn nhân lực tại viện là mối lo suy giảm nguồn nhân lực chất lượng cao. Tình trạng "chảy máu" chất xám đang là thách thức rất lớn ở nhiều ngành KH-CN mũi nhọn của viện hàn lâm do sự cạnh tranh từ các khu vực tư, công ty, tập đoàn lớn về KH-CN.

Lực lượng cán bộ khoa học của viện hàn lâm về cơ bản vẫn được giữ vững nhưng không đồng đều trong các lĩnh vực, chủ yếu tập trung vào một số ngành nghiên cứu cơ bản trọng tâm và một số viện nghiên cứu thành viên có thế mạnh về nghiên cứu cơ bản. Số lượng giáo sư, phó giáo sư các ngành nghiên cứu công nghệ và ứng dụng có xu thế giảm dần.

Nguyên nhân chủ yếu do những vấn đề trong cơ chế, chính sách, đãi ngộ nhân lực trong khu vực công. Mặt khác, công tác tuyển dụng vào biên chế có xu thế giảm do viện hàn lâm phải tinh giản biên chế theo quy định; số lượng sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành khoa học tự nhiên, nhất là các chuyên ngành khoa học cơ bản ngày càng ít, chất lượng nhìn chung chưa đồng đều, khó khăn trong công tác tuyển dụng.

PGS Tạ Minh Tuấn, Phó chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội VN, cho rằng Nhà nước cần có chính sách giao bổ sung biên chế cho các cơ sở nghiên cứu khoa học; giao các cơ sở, viện nghiên cứu quyền tự chủ quyết định số lượng biên chế phục vụ công tác tuyển dụng, sử dụng nghiên cứu viên KH-CN đảm bảo thực chất, hiệu quả. Quan tâm, xem xét không cắt giảm biên chế sự nghiệp tại các cơ sở, viện nghiên cứu về KH-CN, nghiên cứu chiến lược, chính sách. Việc giao chỉ tiêu biên chế hằng năm cần dựa trên các tiêu chí đánh giá về phẩm chất, năng lực, sản phẩm, đóng góp cụ thể trong quá trình thực thi công vụ, nhiệm vụ gắn với tình hình thực tiễn.

Lo ngại 'chảy máu' chất xám nguồn lực khoa học - công nghệ - Ảnh 2.

PGS Trần Tuấn Anh, Phó chủ tịch Viện Hàn lâm KH-CN VN, phát biểu tại hội thảo

MINH TUẤN

PHÁT TRIỂN KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ CẦN THỰC CHẤT

PGS Tạ Minh Tuấn cũng đề xuất cần đổi mới chính sách cho nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu hệ thống đường lối chính sách phục vụ đất nước, khuyến khích việc chuyển dịch liên thông nguồn nhân lực trình độ cao. Trước hết là đổi mới cơ chế quản lý Quỹ Phát triển KH-CN quốc gia NAFOSTED, nơi mà thông qua đó nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu cơ bản quan trọng của Nhà nước hiện nay được thực hiện.

PGS Tuấn chia sẻ: "Vướng mắc lớn nhất hiện nay liên quan tới hoạt động của quỹ là cơ chế quản lý kinh phí cấp cho quỹ. Theo quy định của luật Ngân sách nhà nước và Nghị định 19 ban hành năm 2021 của Chính phủ, NAFOSTED không thể hoạt động theo cơ chế của quỹ mà phải chuyển sang mô hình đơn vị sự nghiệp công lập với kinh phí hoạt động quản lý phải chuyển sang cơ chế lập kế hoạch và giao dự toán hằng năm.

Trong khi đó, các đề tài nghiên cứu phải được thực hiện thường xuyên, không nên chờ việc duyệt và cấp kinh phí theo kế hoạch hằng năm như các cơ quan hành chính sự nghiệp. Như vậy, cần phải xây dựng một quy chế tài chính cho quỹ phù hợp với đặc thù nghiên cứu khoa học, đảm bảo quỹ được vận hành theo đúng mô hình là cơ quan tài trợ nghiên cứu. Đẩy mạnh cơ chế khoán chi và hậu kiểm tài chính, chấp nhận rủi ro và độ trễ trong nghiên cứu khoa học".

GS Vũ Minh Giang (Hội đồng Khoa học, ĐH Quốc gia Hà Nội) nêu ý kiến về việc đặt 3 điều sau đây thành nguyên tắc trong phát triển KH-CN: thực chất, hướng tới đạt chuẩn mực quốc tế, vì sự phát triển của chính nền KH-CN VN. Trong đó, yếu tố thực chất là "sợi chỉ đỏ" xuyên suốt cả 3 nguyên tắc. "Chúng ta là một quốc gia đang ngày càng đẩy mạnh quá trình hội nhập, nhưng phải làm thế nào để những cái mà chúng ta gọi là hội nhập quốc tế đó phải đúng là thực chất. Nhiều khi còn là hình thức, đăng bài báo này, đăng bài báo kia đôi khi chỉ là hình thức", GS Giang nói.

Lo ngại 'chảy máu' chất xám nguồn lực khoa học - công nghệ - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Nam Hải, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ KH-CN), chia sẻ một số đề nghị xây dựng luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật KH-CN

MINH TUẤN

GS Giang phân tích: "Trong khoảng 5 năm trở lại đây, chúng ta cổ xúy cho công bố quốc tế. Tôi không dám bàn tới các lĩnh vực khác mà chỉ bàn tới lĩnh vực gần nhất, sát nhất với tôi thì thấy có những vấn đề. Thứ nhất, công bố quốc tế chúng ta tăng về số lượng trên bình diện chung, nhưng không có thêm một tạp chí nào đạt chuẩn quốc tế, trừ mấy tạp chí đã có sẵn ở Viện Hàn lâm KH-CN VN, ĐH Quốc gia Hà Nội… Nghĩa là chúng ta khuyến khích anh em đem tiền đi cố gắng đăng bài ở nước ngoài. Họ có những công nghệ đưa tạp chí của họ vào danh mục tạp chí ISI/Scoupus. Phải chăng, như vậy là đạt chuẩn quốc tế hay không, hay là đang hình thức. Đã đến lúc phải xem xét lại chuyện công bố quốc tế".

Mục đích của chương trình phối hợp

Theo ông Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Bộ KH-CN, mục đích của chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2021 - 2025 giữa Bộ KH-CN với 4 cơ quan nghiên cứu khoa học lớn gồm 2 viện hàn lâm và 2 ĐH quốc gia nhằm tư vấn chính sách, định hướng phát triển KH-CN, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực để kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét; chia sẻ thông tin về các thành tựu, sản phẩm nghiên cứu và đào tạo tiêu biểu, cũng như trao đổi, thảo luận về chiến lược, kế hoạch phát triển và định hướng hoạt động, các vấn đề khó khăn, vướng mắc của các cơ quan để tăng cường phối hợp, liên kết cùng phát triển; xây dựng mô hình liên kết giữa các cơ quan, đơn vị nghiên cứu, đào tạo hàng đầu của đất nước để phát huy sức mạnh chung cùng giải quyết các vấn đề quan trọng của quốc gia.

Qua 2 năm triển khai, các cơ quan đã có sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình xây dựng và triển khai Chiến lược KH-CN và đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2030. Đồng thời, nhiều chương trình KH-CN cấp quốc gia đến năm 2030 cũng được tham vấn trong quá trình xây dựng, qua đó huy động sức mạnh của đông đảo các nhà khoa học tại 4 cơ quan nghiên cứu hàng đầu của đất nước.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap